Tự hào truyền thống vẻ vang 84 năm công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2013)

Đăng ngày 19/10/2013
Lượt xem: 1089
100%
Ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội đã diễn ra một sự kiện trọng đại của phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam: Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã liên kết các Công hội Đỏ địa phương thành một tổ chức công hội thống nhất - Tổng Công hội Đỏ, tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay. 

 


Ngay từ khi mới ra đời, trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, Công đoàn đã tập hợp công nhân để đấu tranh chống phong kiến, thực dân, đòi quyền dân sinh, dân chủ và đã góp phần to lớn vào cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tổ chức Công đoàn đã động viên công nhân lao động vượt khó khăn, thiếu thốn, ra sức thi đua sản xuất, kháng chiến kiến quốc cùng dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, góp phần kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời bị chia làm hai miền, công đoàn đã vận động đoàn viên, công nhân lao động đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Công nhân lao động miền Nam cùng nhân dân cả nước với nhiều phong trào sôi nổi, đấu tranh quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của giai cấp tiên phong và dân tộc anh hùng, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đã và đang đóng vai trò quan trọng, đi đầu trong thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Công đoàn Việt Nam luôn quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và ngày càng có vai trò to lớn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động.

Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và có hiệu lực từ năm 2013 với nhiều quy định cụ thể, tiến bộ, bảo đảm quyền tổ chức và hoạt động công đoàn; dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với Điều 10 nói về Công đoàn có sự kế thừa và phát triển phù hợp với lý luận và thực tiễn của cách mạng nước ta, không chỉ cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công nhân – công đoàn mà còn khẳng định sự nhìn nhận của toàn xã hội về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như vị trí của công đoàn trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ.

Thời gian qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã nổ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên và người lao động; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sánh tạo; giỏi việc nước đảm việc nhà; thực hiện cuộc vận động trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu; xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; đảm bảo an toàn lao động…Công tác từ thiện xã hội của các cấp công đoàn ngày càng mở rộng và có hiệu quả thiết thực đối với cộng đồng. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phong trào công đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng thực sự hướng về cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đại đa số đoàn viên và người lao động. Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; Công đoàn Khánh Hòa ngày đến nay  có 8 LĐLĐ cấp huyện, 11 công đoàn cấp ngành và tương đương với 1.370 CĐCS và gần 76 ngàn đoàn viên công đoàn.

 Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã và đang tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn đỉnh, tiến bộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2013-2018 đặt ra: (1)“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; Phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn”,(2)“Nâng cao nhận thức pháp luật lao động cho đoàn viên, người lao động tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước”, (3)“Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; nâng cao chất lượng trong xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp”, (4)“Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn”.

Mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn hãy phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, nêu cao ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách, đoàn kết, quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội IX, nhiệm kỳ 2013-2018 của công đoàn Khánh Hòa; thi đua lập lao động sản xuất, lập thành tích chào mừng Đại hội XI Công đoàn Việt Nam khai mạc vào ngày 28/7/2013 tại thủ đô Hà Hội.

Tin liên quan: