Những khó khăn trong bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động ở các doanh nghiệp hiện nay

Đăng ngày 24/08/2013
Lượt xem: 1371391
100%
Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có hơn có 1.060 dự án, đã có 615 dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho gần 10 nghìn lao động. Trong các dự án đi vào hoạt động thì có gần 500 dự án đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn. Đó là tỷ lệ chưa như mong muốn so với kế hoạch của LĐLĐ đề ra, cho thấy còn nhiều hạn chế, tồn tại trong công tác phát triển tổ chức công đoàn khối doanh nghiệp, nhất là đơn vị ngoài nhà nước. Khó khăn lớn nhất của tổ chức công đoàn là sự không muốn hợp tác của người sử dụng lao động (NSDLĐ), họ chưa thấy hết vai trò của tổ chức CĐ. Mặt khác, công nhân lao động đa phần là LĐ đến từ nông thôn, chưa qua các trường, lớp đào tạo chính quy, DN lại chưa tạo điều kiện thời gian để CĐ tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho họ hiểu biết về tổ chức CĐ; một số cán bộ CĐ làm công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với từng đối tượng nên NSDLĐ và NLĐ chưa thực sự hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ, do đó chưa mặn mà để tự nguyện gia nhập tổ chức CĐ.  Khi thành lập tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn là do doanh nghiệp cơ cấu, sắp xếp và trả lương. Người làm công tác công đoàn cơ sở 100% là cán bộ không chuyên trách, chưa được qua đào tào. Bị chi phối bởi tiền lương mà chủ doanh nghiệp chi trả. Vẫn phải đảm bảo thời gian làm việc như người lao động bình thường, nên không có thời gian điều kiện nghiên cứu tuyên truyền tới các đoàn viên công đoàn. Do đó, hoạt động công đoàn có lúc mang tính hình thức. Nếu Công đoàn cơ sở tổ chức, đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho công nhân, thì xung đột lợi ích của chính những người làm công đoàn, nên không tạo được sự đồng thuận, tin tưởng từ phía người lao động. Doanh nghiệp vì lợi nhuận sản xuất là chính nên ít có thời gian để tuyên truyền những chính sách pháp luật. Người lao động cam chịu, thiếu sự hiểu biết về pháp luật, một số doanh nghiệp cố tình lách luật nên thiệt thòi cho người lao động…. Ông Luyện Phương Nam  Phó chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp cho biết về khó khăn hiện nay khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động ở các doanh nghiệp: Công đoàn các khu công nghiệp 100% công đoàn cơ sởlà các doanh nghiệp ngoài nhà nước, với tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp đã khó thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn khó khăn hơn nhiều. Một số doanh nghiệp chủ sử dụng lao động không tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn cơ sở ở chính doanh nghiệp mình, công đoàn cơ sở không bảo vệ được đoàn viên, người lao động của mình. Hiện nay do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhiều doanh nghiệp phá sản nên cơ hội việc làm cho nguời lao động khó khăn, nhiều chủ sử dụng lao động vi phạm về quyền lợi của người lao động nhưng người lao động cam chịu, không báo cho Công đoàn cấp trên. Có trường hợp báo nhưng sau đó họ lại thờ ơ với việc báo của họ nên rất khó xử lý, giải quyết các chế độ cho Người lao động. Về phía doanh nghiệp, cũng gánh chịu thiệt thòi do không có tổ chức công đoàn đồng hành, tham gia xây dựng, vận hành hệ thống quản lý, tổ chức, phân phối tiền lương. Trong khi, có tổ chức công đoàn, Doanh nghiệp sẽ có "người" giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, công nhân hoặc người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động...Từ những bức xúc trên đã gây ra nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho Người lao động Liên đoàn lao động tỉnh đã có những giải pháp tích cực chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh. Ông Cao Xuân Hồng - chủ tịch LĐLĐ tỉnh nêu những giải pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động: Thời gian tới LĐLĐ tỉnh tích cực tham gia với Đảng, nhà nước sửa đổi bổ xung chế độ chính sách cho người lao động phù hợp hơn. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng về vấn đề các doanh nghiệp còn vi phạm chế độ chính sách người lao động, yêu cầu các doanh nghiệp đó thực hiện đúng các chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cũng như phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện luật lao động, luật BHXH, luật Công đoàn, các chính sách khác đối với người lao động, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh thực hiện tốt chính sách cho người lao động. Chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tốt hội nghị người lao động ở các doanh nghiệp để xây dựng thoả ước lao động tập thể, thông qua thoả ước lao động tập thể thực hiện việc chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động. Hướng dẫn người lao động ký hợp đồng lao động. Tham gia xây dựng nội quy, quy chế của doanh nghiệp để thực hiện tốt các chức năng công đoàn chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động. Các công đoàn cơ sở đẩy mạnh các hoạt động, đặc biệt là tuyên truyền pháp luật đối với công nhân lao động cũng như đối với người sử dụng lao động để thực hiện tốt chính sách về pháp luật đảm bảo chức năng của tổ chức công đoàn chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân viên chức lao động. 
Luật Công đoàn (sửa đổi) được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 13 thông qua đã khẳng định vị trí, vai trò của Công đoàn. Các cán bộ Công đoàn sẽ được bảo vệ và có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình, tham gia tích cực vào việc chăm lo tốt hơn cho người lao động./.    

Tin liên quan: