Vì sao phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình? Những giải pháp để thúc đẩy sự bình đẳng giới

Đăng ngày 03/03/2014
Lượt xem: 1066923
100%
uy nhiên trong mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội, tưtưởng ấy có thể được mặc nhiên hay ngấm ngầm công nhận, dù không có luật pháp hay văn bản chính thống nào quy định. Một điều tất yếu là có áp bức sẽ có đấu tranh, ngay từ thời Bà Trưng Bà Triệu đã thể hiện ý chí, kiên cường và tinh thần bất diệt của phụ nữ Việt Nam, nhìn rộng ra thế giới thì sự kiện đấu tranh của tầng lớp nữ công nhân ở Mỹ ngày 8/3/1899 đòi “tăng lương, giảm giờ làm, việc làm ngang nhau hưởng lương ngang nhau, bảo vệ bà mẹ trẻ em…” đã là tiền đề cho việc thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay. Bình đẳng giới là “Sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới; nam giới và phụ nữ cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng nhưnhau; phụ nữ và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực xã hội”.
   Nói như vậy thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ, cũng không phải là sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ 50/50 mà là sự chia sẻ công việc giữa nam và nữ có tính đến sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn công việc gia đình. 
   Các thành viên của gia đình đều có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhưng trong thực tế đa số  nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ. Hình thức bạo lực gia đình phổ biến là bạo lực của chồng đối với vợ và nguyên nhân sâu xa là sự bất bình đẳng về quyền lực giữa vợ và chồng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình chủ yếu là do say rượu, mượn rượu,do khó khăn về kinh tế, do học vấn thấp, do thiếu hiểu biết pháp luật…Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thường cam chịu và chỉ tố cáo hành vi bạo lực của chồng khi không còn có thể chịu đựng được. Chính quyền, đoàn thể và cộng đồng ở nhiều nơi còn quan niệm việc chồng đánh, chửi vợ con là chuyện gia đình, chỉ can thiệp khi những vụ bạo lực gia đình trở nên nghiêm trọng, điều đó càng làm cho bạo lực gia đình có “đất” phát triển, bất chấp mọi mong muốn loại bỏ bạo lực gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình vô cùng nghiêm trọng. Nó gây tổn hại sức khoẻ, thể chất và tinh thần nạn nhân, gây nên nỗi sợ hãi, sự chán nản của mọi thành viên trong gia đình, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
  Vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của một gia đình hay địa phương nào mà đã trở thành vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác định là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ toàn cầu. Sở dĩ cần phải thực hiện bình đẳng giới vì BĐG bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ được thực hiện đầy đủ, bảo đảm không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với nam hoặc nữ tạo nên sự không công bằng và làm hạn chế sự phát triển, sự đóng góp của cả nam và nữ vào quá trình phát triển, xoá bỏ khoảng cách giới thực tế trên tất cả các lĩnh vực, giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ và tích luỹ kiến thức về mọi mặt nhưtrẻ em trai và nam giới. Ở Việt Nam, trong suốt những năm qua vấn đề bình đẳng nam, nữ luôn được quán triệt trong các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm 2007 Luật Bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được ban hành và có hiệu lực là cơ sở pháp lý hữu hiệu để quyền bình đẳng giữa nam, nữ được thực hiện trên thực tế. Nó có thể được coi là “bản tuyên ngôn” nhằm tiến tới chấm dứt, xoá bỏ triệt để tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn tồn tại trong xã hội ta hiện nay, đồng thời là căn cứ pháp lý để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của cả nam và nữ. 
   Phụ nữ với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình cần xoá bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự lập tự cường, tự nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức hiểu biết về BĐG, tích cực tham gia các hoạt động vì BĐG của Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức. Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về BĐG một cách tự nguyện tự giác. Thẳng thắn lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới, giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và công dân.  

Tin liên quan: