Hướng dẫn các cấp Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Đăng ngày 07/02/2014
Lượt xem: 440750
100%
Theo đó, những doanh nghiệp (Doanh nghiệp, hợp tác xă; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; tổ chức hợp pháp khác, hộ gia đ́nh và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động quy định tại Bộ Luật Lao động  năm 2012) chưa xây dựng quy chế dân chủ, công đoàn cơ sở tham gia vào quá trình xây dựng quy chế dân chủ theo trình tự và nội dung:
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ.
- Tham gia xây dựng nội dung quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, trong đó đảm bảo quyền người lao động được biết; đảm bảo quyền người lao động được tham gia ý kiến; Quyền quyết định của người lao độnh;Quyền kiểm tra, giám sát của người lao động
Tổ chức lấy ý kiến người lao động tham gia vào dự thảo quy chế dân chủ tại doanh nghiêp
Đối với doanh nghiệp đă có quy chế dân chủ, Công đoàn cơ sở chủ động đề nghị với người sử dụng lao động tổ chức rà soát nội dung quy chế hiện có, đối chiếu với quy định tại NĐ60/CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan, xây dựng kế hoạch nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế dân chủ nhằm cập nhật quy định mới của pháp luật và phù hợp với thực tế tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi quy chế dân chủ ký ban hành, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động, hoặc chủ động tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung quy chế đến toàn thể người lao động; giám sát thực hiện quy chế dân chủ. Tham gia với người sử dụng lao động định kỳ 6 tháng sơ kết, hàng năm tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ; Báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ lên công đoàn cấp trên trực tiếp.
Đối với việc tham gia xây dựng quy chế đối thoại; Công đoàn cơ sở chủ động đề nghị với  người sử dụng lao động xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp. Việc xây dựng quy chế đối thoại phải bám sát các nội dung quy định tại Nghị định 60/CP và phù hợp với loại hình doanh nghiệp, với tình hình thực tiễn, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Số lượng thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định phù hợp với đặc thù của doanh nhiệp. Thành phần tham gia đối thoại là các Uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở doanh nghiệp; Các thành viên đại diện bên tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề cử trên cơ sở lựa chọn các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn bộ phận, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn, hoặc đoàn viên công đoàn  theo tiêu chuẩn quy định trong quy chế này. Công đoàn có thể thành lập nhóm tư vấn gồm cán bộ công đoàn cấp trên, cán bộ trung tâm tư vấn pháp luật hoặc đoàn viên công đoàn, người lao động có năng lực, trình độ hiểu biết và có kiến thức về pháp luật lao động, công đoàn để tư vấn cho thành viên Tổ đối thoại trước mỗi cuộc đối thoại.
Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, thành phần tham gia đối thoại gồm: Người đại diện Ban chấp hành công cấp trên trực tiếp cơ sở; Các thành viên đại diện bên tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp đề cử trên cơ sở lựa chọn trong danh sách người lao động từ các phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất hoặc tổ sản xuất giới thiệu lên và hội đủ các tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại quy định trong quy chế dân chủ tại doanh nghiệp. 
 

Tin liên quan: