VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trích: Điều 10 Hiến pháp 1992 - Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương – chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Công đoàn các cấp được dự hội nghị của cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục người lao động ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, tích cực xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tài sản XHCN, lao động có kỷ luật, có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Công đoàn cơ sở cùng với cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động theo quy định của pháp luật.
Công đoàn cùng với cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế quốc doanh, đơn vị sự nghiệp và hợp tác xã tổ chức phong trào thi đua XHCN, phát huy mọi tiềm năng của người lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
(Trích: Điều 4 - Luật Công đoàn Việt Nam 1990)