Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 90 Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2019)

Đăng ngày 04/07/2019
Lượt xem: 16412
100%
I.Công đoàn Việt Nam 90 năm xây dựng và phát triển
Ngày17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của Công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ. Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ I ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 Hàng nón – Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội Đỏ gồm 06 đồng chí do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội Đỏ và quyết định xuất bản báo Lao động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam ( tháng 11/1983) đã Quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn:
1- Công hội Đỏ ( năm 1929 – 1935)
2- Nghiệp đoàn ái hữu ( 1935 – 1939).
3- Công nhân phản đế ( 1939 – 1941).
4- Công nhân cứu quốc ( 1941 – 1945).
5- Tổng LĐLĐ Việt Nam ( 1946 – 1961).
6- Tổng Công đoàn Việt Nam ( 1961 – 1988).
7- Tổng LĐLĐ Việt Nam ( 1961 đến nay).
Từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội lần thứ I Công đoàn Việt Nam đã họp và đề ra nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân và Công đoàn trong kháng chiến. Đại hội đã bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng thư ký Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Từ ngày 23-27/2/1961 Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt - ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch đoàn Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu lại làm Tổng thư kí.
Từ ngày 11 đến 14-2-1974, Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ của công tác công đoàn và phong trào công nhân trong giai đoạn mới. Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Tổng thư ký là đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Ngày 6-6-1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc đã họp tại Hội trường Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Dự hội nghị có 72 đại biểu thay mặt cho 3 triệu đoàn viên công đoàn hai miền Nam – Bắc, Hội nghị đã quyết định thống nhất Công đoàn hai miền Nam - Bắc thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Đồng chí Hoàng Quốc Việt – ủy viên Ban chấp hành TW Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Tổng thư ký.
Đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, công đoàn trong cả nước, Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội vào ngày 8-5-1978.Tham dự đại hội có 926 đại biểu, thay mặt cho trên 3 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức trong cả nước. Đại hội đã xác định những nhiệm vụ của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn là: vận động tập hợp, đoàn kết CNLĐ, phát huy truyền thống cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng làm Chủ tịch Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí.
Từ ngày 12/11/1983, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ V Công đoàn Việt Nam đã được tổ chức. Dự đại hội có 949 đại biểu. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được nêu ra từ Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ IV. Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đồng chí Nguyễn Đức Thuận – ủy viên TW Đảng được bầu lại làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt – Uỷ viên dự khuyết TW Đảng được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Năm 1984, Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 –28/7/1984), Nhà nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam.
Đại hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988 tại Hà Nội. Dự đại hội có 834 đại biểu của 58 đoàn cùng với 225 đại biểu khách mời, 59 đại biểu của 32 đoàn khác quốc tế. Đại hội đã xác định “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội” là mục tiêu hoạt động của công đoàn các cấp.
Đại hội quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đổi tên Liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã. Bỏ chức danh Tổng thư ký, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư - ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TW Đảng làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được ghi nhận là Đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Từ ngày 9 đến 12/11/1993, Đại hội lần thứ VII Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 600 đại biểu thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động khắp mọi miền đất nước. Đại hội đánh giá cao sự cống hiến của toàn thể CNLĐ, trí thức, văn nghệ sĩ trong tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phục vụ, an ninh và quốc phòng, các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học các trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam khẳng định: “Trong bước ngoặt đầy thử thách, giai cấp công nhân nước ta đã tỏ rỏ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn trong bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xă hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, giữ vững ổn định về chính trị”. Đại hội xác định mục tiêu hoạt động công đoàn trong những năm tới là “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”. Đồng chí Nguyễn Văn Tư - ủy viên TW Đảng, được bầu lại làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Từ ngày 3 đến ngày 6/11/1998, Đại hội lần thứ VIII Công đoàn Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 898 đại biểu, đại diện cho hàng triệu đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức lao động cả nước, 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ chức Liên hiệp công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các đoàn Ngoại giao. Đại hội khẳng định: Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động nước ta đă tỏ rơ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nỗ lực vươn lên trong lao động và công tác... giữ vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng và văn minh”. Đại hội xác định mục tiêu và khẩu hiệu hành động của Công đoàn là “Vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”. Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu - ủy viên TW Đảng làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. 900 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 4,2 triệu đoàn viên đã về dự Đại hội.
Khẩu hiệu hành động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới là: Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Đại hội IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới”, thể hiện ý chí và nguyện vọng to lớn của giai cấp công nhân, của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam bước vào thế kỷ và thiên niên kỷ mới. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 150 ủy viên. Ban Chấp hành khoá IX đã bầu ra 19 uỷ viên. Đồng chí Cù Thị Hậu, ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Phó Chủ tịch thường trực; các đồng chí Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Hòa Bình được bầu làm phó Chủ tịch.
Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 985 đại biểu chính thức.
Đại hội X Công đoàn Việt Nam là Đại hội đầu tiên của thời kỳ đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế; nước ta chính thức là thành viên WTO; là uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc; giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên, công đoàn cơ sở phát triển nhanh; Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Khẩu hiệu hành động của Đại hội X Công đoàn Việt Nam: “Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”. 8 nhóm chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ X với các chương trình hành động cụ thể cũng đã được thông qua.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn LĐVN khoá X gồm 160 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành TLĐ khoá X đã bầu Đoàn Chủ tịch TLĐ gồm 21 đồng chí; Uỷ ban kiểm tra TLĐ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch TLĐ.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra từ ngày 27 - 30/7/2013, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 944 đại biểu triệu tập thuộc 83 đoàn đại biểu; 07 đoàn đại biểu quốc tế, trong đó 04 đoàn đại biểu Công đoàn quốc tế từ nước ngoài vào và 03 đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đại hội thống nhất đề ra mục tiêu, phương hướng tổng quát và phương châm hành động của tổ chức CĐVN trong nhiệm kỳ 2013 - 2018:
- Mục tiêu, phương hướng tổng quát:
“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Phương châm hành động:
“Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”
Đại hội nhất trí số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XI là 175 đồng chí và đã bầu tại đại hội 172 đồng chí.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI đã tiến hành họp hội nghị lần thứ nhất, nhất trí số lượng Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI là 27 đồng chí và đã bầu tại Hội nghị lần thứ nhất là 24 đồng chí. Hội nghị bầu đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - giữ chức Chủ tịch và bầu 5 đồng chí: Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Trần Văn Lý, Trần Thanh Hải giữ chức Phó Chủ tịch;
Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, sáng 14/4/2016, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban chấp hành bầu chức danh Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Đặng Ngọc Tùng về nghỉ chế độ hưu trí. Các đại biểu bầu đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam và bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 17/3/2017, tài Hà Nội, Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI tổ chức Hội nghị bất thường lần thứ 10, bầu bổ sung đồng chí Trần Văn Thuật, trưởng Ban tổ chức tổng LĐLĐ Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Văn Ngàng về nghỉ chế độ hưu trí.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, diễn ra từ ngày 24 đến 26/9/2018. Tại đại hội có 947 đại biểu được triệu tập, đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) cả nước và 7 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội đã tiến hành thảo luận, thông qua Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của nhiệm kỳ 2018-2023; Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XI; Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và tổ chức công đoàn với Đảng, Nhà nước… Tổng hợp các ý kiến thảo luận tại đại hội, Đoàn Chủ tịch đã nhận được 168 văn bản đăng ký tham luận, phát biểu tại đại hội. Trong đó có 10 ý kiến phát biểu tại hội trường, có 143 ý kiến phát biểu tại 12 trung tâm thảo luận và 12 ý kiến phát biểu tại Diễn đàn Chính phủ với chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.
Với tinh thần "Đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm", Đại hội đã Bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XII gồm 161 đồng chí. Đoàn Chủ tịch gồm 22 đồng chí; Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 16 Ủy viên UBKT, Chủ nhiệm và 2 Phó Chủ nhiệm UBKT nhiệm kỳ 2018 - 2023, đồng chí Bùi Văn Cường được BCH bầu tái đắc cử chức danh Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa 12 với số phiếu tín nhiệm 100%. 4 Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XII gồm: Đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Bí thư Đảng đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối các Cơ quan TW, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực, Thủ trưởng cơ quan Tổng LĐLĐVN khóa XI; đồng chí Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XI; đồng chí Phan Văn Anh, Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN khóa XI; đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐVN khóa XI.
II. Công đoàn Hưng Yên 71 năm xây dựng và trưởng thành:
Trước tổng khởi nghĩa tháng 8, Hưng Yên có 10 công nhân hoạt động bí mật, lấy danh nghĩa Việt Minh.
Sau tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Hội công nhân cứu quốc ra đời ở Thị xã Hưng Yên với 50 hội viên là thành viên Mặt trận Việt minh. Ban chấp hành hội do đồng chí Nguyễn Văn Nguyên làm trưởng ban. Tháng 10/1947, đồng chí Nguyễn Thanh Bình được điều về phụ trách công đoàn tỉnh Hưng Yên, tiến hành vận động thành lập tổ chức công đoàn cơ sở ở các huyện. Đến cuối năm 1947, ở các huyện, thị đã thành lập được các công đoàn huyện trực thuộc Liên hiệp Liên đoàn tỉnh như: công đoàn huyện Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu,...Công đoàn xưởng vũ khí (Công binh xưởng) được thành lập trực thuộc Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên. Tháng 5 năm 1948, Đại hội liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên lần thứ nhất chính thức khai mạc tại Đình Cầu Ngọc (nay là Đình Mão Xuyên) Xã Nguyễn Trãi, Huyện Ân Thi. Nghị quyết của hội nghị tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu là vận động CNVC, thợ thủ công tích cực tham gia kháng chiến theo phương châm "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến" và nhấn mạnh các biện pháp kiện toàn tổ chức công đoàn, hội nghị bầu BCH liên hiệp công đoàn tỉnh Hưng Yên khoá I gồm 09 đồng chí . Đ/c Nguyễn Thanh Bình được bầu là Chánh Thư ký, đồng chí Phạm Hữu Cận được bầu là Phó Chánh Thư ký.
Đại hội lần thứ II công đoàn tỉnh Hưng Yên họp tháng 5 năm 1949 tại Đền Vương huyện Tiên Lữ, có hơn 100 đại biểu về dự Đại hội , Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban Chấp hành Công đoàn. Đ/c Nguyễn Thanh Bình được bầu lại làm Chánh Thư ký liên hiệp công đoàn tỉnh Hưng Yên. Đại hội đã ra nghị quyết về nhiệm vụ động viên công nhân lao động toàn tỉnh hăng hái tham gia kháng chiến kiến quốc.
Tháng 12 năm 1955, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Hưng Yên lần thứ III được tổ chức tại đền Thiên Hậu thị xã Hưng Yên. Đại hội đã thảo luận và ra nghị quyết về việc vận động "Đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp và thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch Nhà nước", Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên gồm 09 đồng chí, đồng chí Đào Nguyên Kiệm được bầu làm Thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên, đồng chí Vũ Lâm được bầu làm Phó Thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên.
Tháng 12 năm 1957, Đại hội Công đoàn tỉnh Hưng Yên lần thứ IV được tiến hành tại đền Thiên Hậu thị xã Hưng Yên. Đại hội thảo luận và thông qua nghị quyết về tình hình nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Hưng Yên. Đại hội đã bầu BCH liên hiệp Công đoàn gồm 11 uỷ viên, đồng chí Phạm Cao được bầu làm thư ký, đồng chí Vũ Lâm được bầu làm Phó Thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên.
Từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 4 tháng 5 năm 1960, Đại hội V Công đoàn tỉnh Hưng Yên khai mạc tại hội trường tỉnh ( Thị xã Hưng Yên ) Đại hội đã tổng kết phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và động viên phong trào công nhân Hưng Yên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Tứ Hoá, phong trào thi đua tiên tiến phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Đại hội đã bầu BCH liên hiệp Công đoàn Hưng Yên gồm 19 uỷ viên ( Có 02 uỷ viên dự khuyết ) đồng chí Vũ Lâm: được bầu làm Thư ký, đồng chí Nguyễn Thị Thuần được bầu làm Phó Thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên.
Tháng 2 năm 1964 Đại hội Công đoàn tỉnh Hưng Yên lần thứ VI đã họp trọng thể tại hội trường tỉnh Hưng Yên, Đại hội đã tổng kết phong trào công nhân viên chức và hoạt động Công đoàn 3 năm 1960 - 1963 và thông qua chương trình công tác nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961 - 1965 ), Đại hội đã bầu ra BCH liên hiệp công đoàn gồm 15 đồng chí do đồng chí: Vũ Lâm làm thư ký, đồng chí Nguyễn Thị Thuần làm phó thư ký.
Đại hội lần thứ VII Công đoàn tỉnh Hưng Yên họp từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 7 năm 1966, tại Đình Cao Đông, xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, Đại hội đã tổng kết phong trào công nhân viên chức trong tỉnh từ 1964 đến 1966, Đại hội đã thông qua phương hướng hoạt động công đoàn trong thời kỳ mới là: Thi đua đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống công nhân viên chức ở những nơi sơ tán. đại hội đã bầu BCH gồm 19 đồng chí. Đồng chí Vũ Lâm được bầu lại làm thư ký, đồng chí Bùi Văn Loan và Đ/c Nguyễn Đức Tuệ được bầu làm phó thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh Hưng Yên. Tháng 2 năm 1968 hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng Công đoàn tỉnh Hải Hưng đã qua 6 kỳ đại hội lấy tên từ đại hội I đến Đại hội VI.
Ngày 1/1/1997,tỉnh Hưng Yên được tái lập, LĐLĐ tỉnh Hưng Yên được tái lập lại, BCH lâm thời LĐLĐ tỉnh gồm15 đ/c, Đ/c Lưu Văn Thu là Chủ tịch. Đại hội lần thứ XIV, công đoàn tỉnh Hưng Yên họp từ ngày 20 đến ngày 21/5/1998 tại Nhà văn hoá trung tâm tỉnh, đường Bạch Đằng, thị xã Hưng Yên, mục tiêu của Đại hội là "Vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì việc làm đời sống của người lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh". Đại hội đã bầu BCH gồm 31 đ/c, 9 đ/c Uỷ viên Ban Thường vụ, Đ/c Lưu Văn Thu được bầu làm Chủ tịch, Đ/c Vũ Minh Kha và Đ/c Vũ Thị Sáu được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 2/ 2001 Đ/c Lưu văn Thu chuyển nhận công tác mới, Đ/c Vũ Thị Sáu được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Đ/c Chu Thế Bình được bầu làm Phó Chủ tịch.
Đại hội lần thứ XV công đoàn tỉnh Hưng Yên diễn ra trong 3 ngày từ ngày 04 đến ngày 06/6/2003 tại Nhà văn hoá trung tâm tỉnh, đường Bạch Đằng, thị xã Hưng Yên, mục tiêu của Đại hội là "Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh". Đại hội đã bầu BCH gồm 33 đ/c, 11 đ/c uỷ viên Ban thường vụ, Đ/c Vũ Thị Sáu tái cử làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khoá XV, Đ/c Chu Thế Bình, Đ/c Cao Xuân Hồng được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 3/2007 Đ/c Vũ Thị Sáu nghỉ hưu, Đ/c Cao Xuân Hồng được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Đại hội lần thứ XVI công đoàn tỉnh Hưng Yên khai mạc trọng thể tại Nhà văn hoá trung tâm tỉnh, đường Bạch Đằng, thị xã Hưng Yên từ ngày 10/7 đến ngày 11/7/2008. Đại hội tổng kết phong trào công nhân và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2003 - 2008 đồng thời xây dựng mục tiêu phương hướng nhiêm kỳ 2008 - 2013 với khẩu hiệu hành động là : Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn vì quyền, lợi ích người lao động vì sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên. Đại hội đã bầu BCH gồm 33 đ/c, 11 đ/c uỷ viên Ban Thường vụ, Đ/c Cao Xuân Hồng tái cử giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khoá XVI, Đ/c Chu Thế Bình, Đ/c Đặng Thị Điểm được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Đại hội lần thứ XVII Công đoàn tỉnh Hưng Yên diễn ra vào 02 ngày 25 và 26/02/2013, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Đại hội diễn ra trong thời điểm hết sức có ý nghĩa, đó là kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động (Sửa đổi) năm 2012 nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn tỉnh Hưng Yên. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp của Công đoàn tỉnh Hưng Yên khóa XVII, nhiệm kỳ(2013- 2018); động viên đoàn viên, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn tỉnh Hưng Yên ngày càng lớn mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban chấp hành, 13 đồng chí vào Ban Thường vụ; Đồng chí Cao Xuân Hồng tiếp tục tái cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; đồng chí Chu Thế Bình, Đặng Thị Điểm và Nguyễn Thị Thanh Tuyết được bầu là phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hưng Yên. Thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên Ngày 23/02/2016, Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị lần thứ 9 ( khóa XVII ) đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tuyết - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch phụ trách LĐLĐ tỉnh giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Thực hiện việc điều động và luân chuyển cán bộ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam đã điều động đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Trưởng phòng Pháp luật, Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác tại LĐLĐ tỉnh Hưng Yên và chỉ định là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hưng Yên khóa XVII, nhiệm kỳ 2013- 2018, kể từ ngày 15/4/2016.
Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2018-2023 Công đoàn tỉnh Hưng Yên diễn ra trong hai ngày 30 và 31 tháng 5, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (TP Hưng Yên ). Với phương châm hướng về cơ sở và vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, nhiệm kỳ 2013 – 2018 các cấp Công đoàn Hưng Yên đã nỗ lực, tập trung hoàn thành tốt 8 chỉ tiêu phấn đấu mà Đại hội XVII đã đề ra, theo đó phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội. Đặc biệt có chỉ tiêu vượt rất cao như chỉ tiêu phát triển đoàn viên vượt 262,3%, thành lập CĐCS vượt 192,7%. Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)” được CĐ các cấp triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt. Đã gắn việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT với thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN về “Chất lượng bữa ăn ca của NLĐ”; đã đưa nội dung đánh giá chất lượng TƯLĐTT vào tiêu chí chấm điểm, đánh giá xếp loại CĐCS hằng năm. Triển khai xây dựng thư viện TƯLĐTT cấp tỉnh để quản lý và nhân rộng mô hình. Đã có 302 DN ký kết được TƯLĐTT, đạt tỉ lệ 100% DN nhà nước, 58,75% số DN ngoài nhà nước có TƯLĐTT (tăng 5,5% so với đầu nhiệm kỳ), đạt 90,1% so với chỉ tiêu Chương trình 1468/CTr-TLĐ của Tổng LĐLĐVN đề ra.
Với phương châm hành động của Đại hội XVIII “ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn dịnh, tiến bộ trong doanh nghiệp; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên giàu đẹp, văn minh”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 gồm 39 đồng chí. Bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tuyết tiếp tục được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Các đồng chí Hồ Thị Kim Ngân; Chu Ngọc Hoa Liễu; Hoàng Xuân Hào được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đại hội bầu Ủy ban kiểm tra gồm 9 đồng chí, đồng chí Chu Ngọc Hoa Liễu, phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh kiêm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành , tổ chức công đoàn Hưng Yên luôn bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cũng như nhiệm vụ chính trị của tỉnh, vận dụng vào điều kiện cụ thể, định ra được phương hướng, giải pháp thích hợp cho phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn. Hiện nay, Liên đoàn Lao động tỉnh đang quản lý 18 LĐLĐ huyện, Thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn viên chức tỉnh và Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh, với tổng số 1.635 CĐCS. Tổng số đoàn viên công đoàn là 146.448/148.048 CNVCLĐ, (tăng 16% so với đầu năm 2013), trong đó nữ chiếm tỷ lệ trung bình 51,29%; số làm việc trong các cơ quan hành chính là 29.024 người, số làm việc trong khu vực ngoài nhà nước là 119.024 người (chiếm tỷ lệ 80,39%, tăng 21,78% so với năm 2013).
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn tỉnh Hưng Yên đã được Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh tặng 49 cờ thi đua: Tiêu biểu, 2006 được tặng Huân chương độc lập hạng Ba; Năm 1999 được tặng Huân chương Lao động hạng nhất; Năm 1986, 2013 được tặng Huân chương Lao động hạng nhì; Năm 1963; 1981; 1991 được tặng Huân chương lao động hạng Ba; Năm 2010 được tặng cờ luân lưu của Chính phủ; năm 2014 được Chính phủ tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước. Giai đoạn 1996 – 2015 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc khối thi đua Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức Chính trị - xã hội tỉnh năm 2016. Có 1.262 tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen; Có nhiều cán bộ được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”./.
                                                                                                                                                                      Ban Tuyên Giáo LĐLĐ Hưng Yên
       

Tin liên quan: