Hội nghị lần thứ 2 Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN

Đăng ngày 12/11/2013
Lượt xem: 1220
100%
     Tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung: Tờ trình Dự thảo Chỉ thị của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐVN về “Nâng cao hiệu quả hoạt động Báo chí, xuất bản của tổ chức CĐ trong tình hình mới”; Tờ trình dự thảo Nghị quyết “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ KCN, KCX”; Tờ trình về việc Xây dựng và ban hành Quy định về giảng viên kiêm chức CĐ; Tờ trình về Đề án tách Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN thành Ban Quan hệ LĐ và Ban Chính sách - Kinh tế xã hội; Tờ trình về Dự thảo Hướng dẫn công tác quy hoạch CB lãnh đạo, quản lí của tổ chức CĐVN; Tờ trình về Đề án Thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá VN; Tờ trình về phương án nâng cấp mô hình tổ chức của một số CĐ trong tập đoàn kinh tế đang hoạt động theo mô hình CĐ TCty trực thuộc TLĐ thành CĐ ngành TƯ và tương đương; Báo cáo tiền khả thi Cổng thông tin điện tử đa phương tiện và kênh truyền hình LĐ - CĐVN.
     Trình bày Dự thảo Chỉ thị của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức CĐ trong tình hình mới”; Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng, cho biết mục tiêu là phấn đầu đến năm 2018, 70% CĐCS được trang bị các báo in phù hợp; mỗi CĐCS có ít nhất 1 tờ Báo Lao Động hoặc Báo Người Lao Động; 100% CĐ cấp trên cơ sở trực tiếp cơ sở được trang bị tạp chí, bản tin CĐ; 50% CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở được trang bị tủ sách theo Đề án đă được Tổng Liên đoàn phê duyệt. Thảo luận tờ trình và Dự thảo Chỉ thị này, các ủy viên Đoàn Chủ tịch đều nhất trí về sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị và Nghị quyết này.
      Góp ý chi tiết vào Chỉ thị, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn LĐVN Trần Thanh Hải nêu vấn đề: Cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí xuất bản của tổ chức CĐ với người lao động và trong xây dựng tổ chức Công đoàn; xác định được vị trí của báo chí CĐ trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Theo đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực TLĐ, nhiệm vụ rất quan trọng của báo chí Công đoàn là bám sát tôn chỉ mục đích của tờ báo; trở thành công cụ tuyên truyền của tổ chức Công đoàn. 20% dung lượng tin bài trong tờ báo, tạp chí CĐ cần dành cho thông tin về chính trị chung, về đời sống CNVCLĐ hoạt động Công đoàn và về chế độ chính sách liên quan đến NLĐ. Bên cạnh đó, những nội dung khác phải thể hiện rõ quan điểm của tổ chức CĐ, quan điểm của giai cấp CN. Báo chí CĐ phải phải đóng vai trò chủ động phối hợp với các cấp CĐ để xây dựng chương trình cho phù hợp. Mặt khác, các cấp CĐ phải xây dựng chương trình và tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí CĐ tác nghiệp để thông tin tuyên truyền. Để làm được những việc đó, việc bồi dưỡng nhận thức và kiến thức về tổ chức CĐ cho đội ngũ phóng viên là vô cùng quan trọng, để mỗi phóng viên thực sự là “cán bộ CĐ trong công tác báo chí”- đồng chí nhấn mạnh.
      Góp ý nội dung này, Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật Đặng Quang Điều nêu: báo chí xuất bản là lĩnh vực hết sức quan trọng, báo chí CĐ phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ và nâng cao vị thế CĐ.
      Các ủy viên Đoàn Chủ tịch đều thống nhất ban hành Chỉ thị của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐVN về “Nâng cao hiệu quả hoạt động Báo chí, xuất bản của tổ chức CĐ trong tình hình mới” nhưng cần làm rõ mục tiêu, để đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí xuất bản hệ thống CĐ phát triển, đồng thời làm rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí xuất bản, của CĐ các cấp trong lĩnh vực này.
      Về dự thảo Nghị quyết “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ KCN, KCX”, Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải cho rằng cần xác định rõ nhu cầu văn hoá tối thiểu cho CN ở KCN là gì để từ đó đưa vào Nghị quyết các chỉ tiêu sát thực, xây dựng các thiết chế văn hóa cụ thể để phục vụ đời sống tinh thần CNLĐ và tổ chức CĐ cần hướng tới tạo ra các sản phẩm văn hoá để phục vụ CNLĐ.
     Đối với Báo cáo tiền khả thi Cổng thông tin điện tử đa phương tiện và kênh truyền hình LĐ - CĐVN, ý kiến của Thường trực Đoàn Chủ tịch và các ủy viên Đoàn Chủ tịch đều nhấn mạnh đến tính cấp thiết của sự ra đời của Cổng thông tin điện tử đa phương tiện và kênh truyền hình LĐ - CĐ (CTTĐT). Theo phân tích, trong tình hình hiện nay, CTTĐT với sự tiện ích của mình sẽ đăng tải được nhiều thông tin; tiết kiệm chi phí thông qua việc các văn bản chỉ đạo được đưa lên CTTĐT đảm bảo tính chính xác và nhanh gọn. Hơn thế, CTTĐT giúp lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, CB các cấp CĐ được “tiếp cận” trực tiếp với tâm tư, nguyện vọng của NLĐ thông qua thế mạnh tương tác của CTTĐT. Tuy nhiên, vấn đề hiện cần quan tâm, làm rõ là việc quản lí, kinh phí thực hiện, nguồn nhân lực…,
     Thảo luận dự thảo Quy định về giảng viên kiêm chức CĐ do Phó Chủ tịch Trần Văn Lư trình bày, các Ủy viên Đoàn Chủ tịch thống nhất với tên gọi và khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên kiêm chức trong quá trình nâng cao chất lượng CB CĐ, nhất là CB CĐCS. Các ủy viên ĐCT cũng thảo luận về việc cấp thẻ giảng viên kiêm chức CĐ và tỉ lệ thời gian tham gia giảng bài với công tác chuyên môn trong năm của giảng viên kiêm chức để đảm bảo tính hợp lý.
    Góp ý vào đề án thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá VN, Chủ tịch CĐ NNPTNTVN Vũ Xuân Thủy cho biết, hiện toàn quốc có 12 tỉnh thành lập 38 nghiệp đoàn nghề cá, hoạt động tốt, tạo vị thế cho tổ chức CĐ. Hoạt động của các nghiệp đoàn nghề cá thời gian qua được đánh giá cao, nhất là trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, do đó rất cần một tổ chức đại diện cho NLĐ lĩnh vực này.
    Theo Chủ tịch LĐLĐ Quảng Ninh Đỗ Thị Lan: Cần có dự báo tình hình phát triển đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá và nguồn phát triển các nghiệp đoàn nghề cá, có thể đến 2015-2018, khả năng đánh bắt cá như thế nào… để việc phát triển các nghiệp đoàn nghề cá thực sự khả thi.
    Kết thúc Hội nghị, Đoàn Chủ tịch đă giao cho Thường trực Đoàn Chủ tịch tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh các văn bản xin ý kiến BCH và ban hành. Trong đó, kết luận của Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nêu rõ: Thống nhất với chỉ thị “Nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức CĐ trong tình hình mới” song cần có định hướng, mục tiêu, giải pháp cụ thể. Ủy quyền cho Thường trực Đoàn Chủ tịch quyết định. Đối với quy định về GVKC CĐ, giao thường trực bàn thêm về quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ GVKC không quá 15%.
    Không tăng biên chế sau khi tách Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN thành Ban Quan hệ LĐ và Ban Chính sách Kinh tế - xă hội và chỉ tách ở cấp Tổng LĐLĐVN. Đồng ý nâng cấp một số CĐ trong tập đoàn kinh tế vì trước đây hoạt động trong mô hình TCty, nay đă chuyển sang mô hình tập đoàn. Nghiệp đoàn Nghề cá VN sẽ được thành lập với tổ chức tinh gọn, gắn với bộ máy của cơ quan CĐ NNPTNTVN, thống nhất 1 Phó Chủ tịch CĐ NNPTNTVN kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá VN.
      Đối với đề án xây dựng Cổng thông tin điện tử đa phương tiện và kênh truyền hình LĐ - CĐVN, Đoàn Chủ tich cho chủ trương sẽ thành lập CTTĐT của hệ thống CĐ, tiến tới sẽ có truyền hình CĐ. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thành lập ban xây dựng đề án, giao Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng làm Trưởng ban.
      Đối với một số tờ trình khác, Đoàn Chủ tịch giao cho Thường trực Đoàn Chủ tịch tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh các văn bản xin ý kiến BCH và ban hành.
 

Tin liên quan: