Đoàn Giám sát liên ngành Trung ương: Giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Tỉnh ủy viên,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên phát biểu
Hiện toàn tỉnh Hưng Yên có trên 157 nghìn cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Có gần 132 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội, gần 120 nghìn người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trong những năm qua bên cạnh công tác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, tỉnh Hưng Yên luôn đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm xã hội, tiếp nhận giải quyết và chi trả chế độ cho người tham gia kịp thời. Nhờ đó nên hiện nay, số nợ bảo hiểm xã hội đã giảm trên 20 tỷ đồng so với năm 2013. Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hưng Yên là một trong những tỉnh có số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên tính đến hết tháng 9/2014 vẫn còn gần 170 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội với số tiền gần 70 tỷ đồng, trong đó có 126 đơn vị chậm đóng trên 3 tháng với số tiền 55,3 tỷ đồng. Hàng năm việc phối hợp thanh tra, kiểm tra giữa các sở, ngành đối với các doanh nghiệp trên 55 cuộc. Trong 3 năm qua đã ra 300 quyết định xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động, với số tiền phạt gần 600 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay đã phối hợp thanh tra, kiểm tra 144 đơn vị sử dụng lao động trong việc chấp hành và thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Qua kiểm tra đã yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đăng ký cho 541 lao động chưa tham gia BHXH, làm thủ tục cấp sổ BHXH cho 768 lao động, trả sổ BHXH cho gần 1.800 lượt người lao động ngừng làm việc tại đơn vị.
Đoàn giám sát đã đi giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đây là 3 doanh nghiệp có số nợ đọng bảo hiểm xã hội cao, trong thời gian dài. Trong đó 2 đơn vị là: Công ty cổ phần Yên Sơn và Công ty TNHH TM-DV Đức Thịnh hiện đang nợ trên 800 triệu đồng; Công ty TNHH sản xuất – thương mại Hòa Bình nợ trên 2,4 tỷ đồng.
Qua chương trình giám sát cho thấy, các doanh nghiệp đều chưa chấp hành quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong khi hàng tháng các doanh nghiệp vẫn trích đủ 10,5% của người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên lại không nộp về cơ quan bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, hầu hết người lao động chỉ được đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu vùng…
Trong các buổi làm việc, Đoàn giám sát đã yêu cầu các doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, sớm tìm biện pháp để đóng nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội cũng như thanh toán số nợ đọng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội tới chủ sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp. Đồng thời phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xây dựng lộ trình đóng, nộp bảo hiểm theo đúng quy định.
Đoàn giám sát đã đi giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đây là 3 doanh nghiệp có số nợ đọng bảo hiểm xã hội cao, trong thời gian dài. Trong đó 2 đơn vị là: Công ty cổ phần Yên Sơn và Công ty TNHH TM-DV Đức Thịnh hiện đang nợ trên 800 triệu đồng; Công ty TNHH sản xuất – thương mại Hòa Bình nợ trên 2,4 tỷ đồng.
Qua chương trình giám sát cho thấy, các doanh nghiệp đều chưa chấp hành quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong khi hàng tháng các doanh nghiệp vẫn trích đủ 10,5% của người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên lại không nộp về cơ quan bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, hầu hết người lao động chỉ được đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu vùng…
Trong các buổi làm việc, Đoàn giám sát đã yêu cầu các doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, sớm tìm biện pháp để đóng nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội cũng như thanh toán số nợ đọng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội tới chủ sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp. Đồng thời phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xây dựng lộ trình đóng, nộp bảo hiểm theo đúng quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Quỳnh cho biết: Xác định bảo hiểm xã hội là chính sách bảo đảm an sinh xã hội nên trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2010 – 2020”. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước cũng như công tác giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia đúng quy định.
Đ/c Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu kết luận buổi giám sát
Đồng chí Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trưởng đoàn giám sát đã biểu dương công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh về công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng như công tác phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh tuyên truyền, đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có số nợ đọng bảo hiểm cao, thời gian dài cần sớm đưa ra những biện pháp để đốc thúc thu, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Những vấn đề mà các đại biểu tham dự buổi giám sát kiến nghị, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết ./.