“Chăm sóc con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN - thực trạng và giải pháp”

Đăng ngày 24/03/2014
Lượt xem: 7240
100%

 

  Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài, hiện cả nước có khoảng 13.700 trường mầm non. Tuy nhiên, số lượng các trường phân bố không đều, gần như vắng bóng trường mầm non trong các KCN, KCX. Đến thời điểm tháng 2/2014, trên cả nước mới có 112 trường mầm non tư thục tại KCN.

Trong thực tế, vấn đề nhà trẻ mẫu giáo tại các KCN hiện nay đang đặt ra với rất nhiều bức xúc. Hiện nay, tỷ lệ nữ tại các KCN là khoảng từ 60-70%, số lao động trong độ tuổi trẻ chiếm tỷ lệ cao, nhu cầu gửi trẻ trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo trên cả nước là rất lớn, nhất là ở các KCN th́ hệ thống nhà trẻ mẫu giáo tại KCN chưa được quan tâm đúng mức.

Khảo sát tại địa phương nơi CNLĐ đang sinh sống cho thấy, có 59,8% số địa phương, nơi có CNLĐ đang sinh sống và làm việc ở KCN có trường mầm non công lập, 19,9% có trường mầm non tư thục, 17,2% người dân tự tổ chức trông xung quanh KCN, chỉ có 2,1% số trường mầm non thuộc KCN (khoảng 112 trường, tính đến tháng 2.2014) và 1,1% số trường mầm non do DN tự tổ chức.

Bên cạnh đó, ngay cả ở những địa phương có nhiều trường mầm non công lập thì cơ hội gửi con của CNLĐ nhập cư cũng không có do không có hộ khẩu thường trú, trường xa nơi trọ…Ở các KCN, các thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm gần 25%.

Công nhân, lao động tại các KCN do thời gian làm việc liên tục, kéo dài, tăng ca, tăng giờ nên không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con nhỏ, chủ yếu phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp hoặc gửi tại các nhà trẻ tư nhân nơi điều kiện và không gian hạn chế, người trông trẻ không được đào tạo bài bản, không có kỹ năng sư phạm, ít có sự đầu tư trang thiết bị nuôi dạy trẻ chủ nhà không có việc làm, không chuyên môn, thậm chí lấy phòng trọ làm nơi giữ trẻ.

Học phí thấp dẫn đến chất lượng bữa ăn và điều kiện phục vụ chưa đảm bảo. Nhiều cơ sở chủ yếu chỉ tổ chức trông, giữ, trẻ không được dạy các kỹ năng cần thiết ở độ tuổi của mình, đă có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra như đánh đập tàn nhẫn, đối xử thô bạo, bất cẩn làm chết trẻ… của giáo viên các nhà trẻ tư nhân.

Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đă đưa ra một số đề xuất, giải pháp liên quan đến đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, cô nuôi dạy trẻ cho các trường mầm non, nhóm giải pháp liên quan đến chính quyền địa phương, người sử dụng lao động, tổ chức Công đoàn... Bên cạnh đó, Đề tài cũng kiến nghị : Ngoài việc đồng bộ các chế độ, chính sách về nhà trẻ, mẫu giáo, Nhà nước cần ban hành chủ trương thực hiện việc phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động nguồn lực xây dựng các trường mầm non tại KCN.

   Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch TLĐ Nguyễn Thị Thu Hồng nhấn mạnh: Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo; tiền lương, thu nhập và mức sống của công nhân, lao động ở các khu công nghiệp mà Đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho TLĐ và các cơ quan chức năng có cái nhìn đa chiều để đưa ra được bức tranh phản ánh cơ bản thực trạng chăm sóc con công nhân, lao động trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các khu công nghiệp hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở thực tiễn để Tổng Liên đoàn LĐVN tham gia với Chính phủ trong việc đề xuất Nghị định hướng dẫn Chương X Bộ luật Lao động 2012 liên quan đến nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân, lao động.