Doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động: Người lao động sẽ chịu thiệt thòi

Đăng ngày 23/08/2013
Lượt xem: 189517
100%
 Qua đó sẽ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên thực trạng doanh nghiệp ở tỉnh ta vi phạm các quy định của việc thực hiện Pháp luật lao động cũng như Luật bảo hiểm xã hội diễn ra khá phổ biến khiến không ít người lao động chịu nhiều thiệt thòi, đồng thời cũng làm gia tăng sự biến động lao động tại các doanh nghiệp.
Hàng chục người lao động phải nghỉ việc ở công ty và đi tìm kế sinh nhai khác ở Công ty cổ phần cơ khí 1.5 (đóng trên địa bàn thành phố Hưng Yên) từ 2 năm nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó đã khiến nhiều người lao động chịu thiệt thòi khi bị ốm đau, thai sản, nghỉ hưu cũng như khó khăn cho những người lao động chuyển công tác. Chị Loan đã có gần 20 năm làm ở nhà kho vật tư của công ty. Tuy nhiên, sau khi thay đổi bộ máy lãnh đạo (đầu năm 2010), chị bị điều chuyển xuống phục vụ dưới nhà ăn. Lương hàng tháng của chị cũng được trả theo lương công nhân phục vụ nhà ăn. Vậy là tháng 12.2010 chị đành xin nghỉ việc. Trước khi nghỉ việc, người lao động đã "được" đề nghị: ai muốn nghỉ việc phải làm đơn cam kết không đòi hỏi bất kỳ quyền lợi nào. Vì bị áp lực và ức chế trong công việc nên chị Loan đành làm bản cam kết chấp nhận, do đó khi chị nghỉ việc đã không được hưởng khoản trợ cấp thôi việc cũng như các chế độ khác. Điều đáng nói là sổ bảo hiểm của chị chỉ được chốt đến hết năm 2008, còn từ 2009 đến nay, sổ vẫn chưa được chốt. 
Cũng trong cảnh phải mỏi mòn chờ đợi, chị Phạm Thị Hồng Tư bức xúc: hai vợ chồng chị có hơn chục năm gắn bó với công ty, tuy nhiên vì bị điều chuyển công việc trong khi lương thì giảm vì thế nên cuối năm 2010 chị đành phải xin nghỉ việc. Hiện chồng chị đã xin làm công nhân cho một công ty khác, còn chị chưa xin được việc làm, giờ chị lại đang mang bầu trong khi sổ bảo hiểm chưa được chốt. Bên cạnh đó, khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần chồng chị là anh Nguyễn Quang Đại cũng như những người làm ở xưởng cơ khí phải nộp 5 triệu đồng (có người nộp 3 triệu đồng) theo hình thức công ty “vay vốn”, thời hạn trong 3 năm, lãi được hưởng theo lãi suất của ngân hàng. Ngoài năm đầu tiên anh Đại được nhận tiền lãi, còn từ đó đến nay, anh không được nhận một đồng tiền lãi nào. Hiện đã quá thời hạn cam kết của 3 năm nhưng công ty cũng không thanh toán trả khoản vay đó cho công nhân. Chị rất lo lắng vì hoàn cảnh kinh tế đang rất khó khăn mà nguy cơ mất chế độ thai sản của chị và khoản tiền chồng chị cho công ty “vay” là điều dễ xảy ra. 
Bên cạnh việc người lao động không được chốt sổ bảo hiểm ở công ty cổ phần cơ khí 1.5, thì hiện nay ở nhiều công ty đóng trên địa bàn tỉnh ta đã không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật lao động. Điển hình như Công ty TNHH Hoa Điền Việt Nam (đóng trên địa bàn xã Bạch Sam, Mỹ Hào). Công ty Hoa Điền là công ty do người Đài Loan làm chủ, chuyên sản xuất hiện logo nhãn mác. Hiện công ty có gần 200 công nhân. Tuy đã đi vào sản xuất từ nhiều năm nay, nhưng công ty không đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, tại doanh nghiệp hệ thống Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, không ký thỏa ước lao động với đại diện người lao động, không xây dựng và đăng ký thang bảng lương, không thành lập hội đồng bảo hộ lao động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động… Hàng loạt “cái không” đang tồn tại ở Công ty TNHH Hoa Điền được các ngành chức năng phát hiện khi thanh tra, kiểm tra như vậy nhưng cũng chỉ có quyền hạn ở mức lập biên bản, xử phạt hành chính và kiến nghị công ty cần sớm khắc phục những tồn tại nhằm bảo đảo quyền lợi cho người lao động.
Theo báo cáo tổng hợp của của Sở Lao động  Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh ta trong năm 2011 thì còn nhiều vấn đề đang tồn cần sự phối hợp của các ngành chức năng để giải quyết một cách quyết liệt. Trong số 87 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thì chỉ có khoảng 90% người lao động trong diện được ký hợp đồng lao động; có 35/87 doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động; có 61% doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thang bảng lương; đa phần các doanh nghiệp dân doanh trả lương khoán sản phẩm vì thế nên ít trả lương tăng theo đớn giá của những sản phẩm làm thêm theo tỷ lệ quy định. Có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký thang bảng lương song lại không nâng lương hàng năm cho công nhân, vì thế có nhiều công nhân làm việc từ 5  7 năm cho  một doanh nghiệp vẫn đóng BHXH ở mức lương bậc 1 hoặc mức lương tối thiểu vùng. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp thuộc ngành may mặc làm thêm giờ quá thời gian quy định, có nơi người lao động phải làm việc 10  14 giờ/ngày trong thời gian dài; có 27/87 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra đã vi phạm vì không thanh toán tiền lương những ngày nghỉ lễ cho người lao động, không thực hiện chế độ phép năm và không thanh toán cho những ngày phép người lao động được hưởng; 63% số doanh nghiệp không khám sức khỏe định kỳ…
Hàng năm, Sở Lao động  Thương binh và Xã hội đều tổ chức các buổi tập huấn tuyên truyền về pháp luật lao động cũng như huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động. Tại các hội nghị, những văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động và Luật bảo hiểm đã được truyền đạt. Tuy các doanh nghiệp có mặt khá đầy đủ nhưng phần nhiều chủ doanh nghiệp chỉ cử cán bộ quản lý nhân sự hoặc hành chính đến tham dự. Bên cạnh đó, Sở Lao động  Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, công tác an toàn vệ sinh lao động… Khi phát hiện sai phạm đã được kiến nghị để khắc phục, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn “phớt lờ” và tiếp tục vi phạm.
Để hạn chế việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động cần sự quyết liệt hơn nữa của các ngành chức năng. Đồng thời cũng cần một chế tài đủ mạnh để phạt chứ không chỉ dừng ở phạt hành chính như hiện nay. Đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của những chủ sử dụng lao động với người lao động cũng như ý thức của chính người lao động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.